Nhận định, soi kèo Estrela vs Santa Clara, 22h30 ngày 23/2: Chia điểm
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Newcastle vs Nottingham Forest, 21h00 ngày 23/2: Rút ngắn khoảng cách -
Bất chấp lệnh cấm vẫn tặng quà giáo viên nhân dịp Ngày Nhà giáoBộ Giáo dục Trung Quốc đã công bố nhiều quy định liên quan đến việc cấm giáo viên nhận quà tặng. Theo báo cáo của tờ Beijing News, 5.000 NDT đã được dùng để mua 5 bộ mỹ phẩm cho giáo viên nữ, 2 bộ bút Parker cho giáo viên nam và 7 bó hoa cho cả giáo viên nam và nữ. Ảnh chụp màn hình của một phụ huynh cho thấy một cuộc trò chuyện nhóm trên WeChat được lập để chuẩn bị quà tặng.
“Do lịch trình chặt chẽ, sự lựa chọn hạn chế và sự khác biệt về sở thích, một số người trong chúng tôi đã tạm thời quyết định quà tặng trong Ngày Nhà giáo. Mong mọi người thông cảm!”, hội trưởng phụ huynh nhắn.
Sau làn sóng phản đối kịch liệt trên mạng xã hội, ban giám hiệu nhà trường phản hồi: “Nhà trường đã quy định rõ cấm giáo viên nhận quà. Nếu là sự thật thì chắc chắn là do phụ huynh tổ chức, thầy cô giáo cũng không nhận quà”. Bày tỏ lo ngại, phòng giáo dục địa phương cũng cho biết đã yêu cầu nhà trường điều tra vụ việc.
Nỗ lực hạn chế việc tặng quà trong môi trường giáo dục
Ngày Nhà giáo Quốc gia của Trung Quốc được tổ chức vào 10/9 hàng năm, có nguồn gốc từ truyền thống Nho giáo sâu xa, nhấn mạnh vai trò quan trọng của các nhà giáo dục trong việc hình thành nhân cách và đạo đức của cá nhân.
Nguồn gốc bắt nguồn từ Phong trào Ngũ Tứ năm 1919, thời kỳ được đánh dấu bằng những lời kêu gọi cải cách giáo dục và công nhận vai trò then chốt của giáo viên trong sự phát triển xã hội. Mặc dù Hiệp hội Giáo dục Quốc gia Trung Quốc đề xuất thành lập Ngày Nhà giáo vào năm 1931, nhưng ngày này đã được chính thức công nhận vào năm 1939.
Ngày 10/9 được chọn vì kỷ niệm ngày sinh của Khổng Tử, nhà triết học và nhà giáo nổi bật của Trung Quốc cổ đại. Năm 1985, Ủy ban thường vụ Quốc hội nước này (Quốc hội) mới chính thức chọn ngày 10/9 hàng năm làm ngày Nhà giáo Trung Quốc.
Một cửa hàng hoa nhân Ngày Nhà giáo ở Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc, ngày 8/9/2022. Để kỷ niệm ngày này, các trường thường tổ chức các buổi lễ tuyên dương, khen thưởng giáo viên có thành tích xuất sắc; thăm hỏi các nhà giáo lão thành; học sinh cũ thăm lại thầy cô và trường cũ, học sinh và phụ huynh tặng hoa và quà cho giáo viên...
Tuy nhiên, trước lo ngại về việc này dẫn đến tham nhũng hoặc thiên vị, đã có những nỗ lực nhằm quản lý và hạn chế việc tặng quà trong môi trường giáo dục.
Năm 2010, Bộ Giáo dục Trung Quốc công bố quy định đầu tiên về cấm nhận quà tặng có tên "Thông báo về việc thiết thực tăng cường công tác liêm khiết kỷ luật và thực hành tiết kiệm trong hệ thống giáo dục".
Đây là lần đầu tiên nước này đưa ra các quy định về việc tặng quà giáo viên. Nội dung chính của quy định gồm 8 điều không cho phép: Không cho phép các địa phương, trường học nhận quà, tiền, các loại trái phiếu, phiếu quà tặng hay các loại tiền của vật chất khác của học sinh và phụ huynh; giáo viên không được đòi hỏi hoặc gợi ý học sinh để được nhận tiền của vật chất.
Năm 2014, Bộ Giáo dục nước này tiếp tục ban hành "Quy định nghiêm cấm các hành vi giáo viên nhận quà tặng, tiền biếu của học sinh và phụ huynh trái phép", cấm giáo viên gạ gẫm hoặc nhận quà, phiếu mua hàng hoặc trái phiếu từ học sinh và phụ huynh, nghiêm cấm tham gia bất kỳ hoạt động nào để học sinh và phụ huynh thanh toán hay nghiêm cấm các hành vi lợi dụng chức vụ mưu cầu tư lợi bất chính khác…
Vi phạm quy tắc này mang lại những hậu quả đáng kể: Giáo viên bị phát hiện có thể phải đối mặt với sự chỉ trích của công chúng, sa thải hoặc thậm chí bị cho ra khỏi ngành.
Phản đối tặng quà bị xóa khỏi nhóm trò chuyện
Hàng năm trên khắp Trung Quốc, trước những dịp như Ngày Nhà giáo hay Ngày đầu năm mới, nhiều chính quyền địa phương cũng đưa ra thông báo nhắc lại và nhấn mạnh việc cấm tặng quà.
Ví dụ, vào ngày 6/9/2023, Phòng Giáo dục Hợp Phì ở miền đông Trung Quốc đã khuyến nghị các trường học hướng dẫn phụ huynh bày tỏ lòng biết ơn và lời chúc phúc tới giáo viên thông qua các cuộc gọi điện thoại và tin nhắn, khuyến khích sự tiếp xúc cá nhân hơn và không trao đổi quà tặng vật chất, theo Six Tone.
Trung Quốc có truyền thống "tôn sư trọng đạo", tôn vinh, kính trọng người thầy và coi trọng sự nghiệp giáo dục. Bất chấp những nỗ lực chung của các quy định quốc gia và địa phương, xu hướng tặng quà cho giáo viên vẫn diễn ra. Trên ứng dụng phong cách sống Xiaohongshu, chủ đề “Quà tặng Ngày nhà giáo” đã thu hút được 420 triệu lượt xem.
Một bài đăng cụ thể, được hơn 3.000 người dùng yêu thích, liệt kê nhiều loại quà tặng, từ cốc đến viên ngậm, đồng thời nhấn mạnh vào những món quà thiết thực hoặc tự làm (hand-made) dành cho giáo viên.
Trên mạng xã hội, nhiều phụ huynh, dù miễn cưỡng hoặc không thích tặng quà, cho biết họ thấy mình bị áp lực bởi hội phụ huynh. Trong khi nhiệm vụ ban đầu là “kết nối nhà trường và gia đình”, một số hội đã bị giám sát trong việc tổ chức hoạt động tặng quà, đặc biệt là trong các ngày lễ.
“Tôi đang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan. Gia đình tôi đang gặp khó khăn về tài chính nên không có điều kiện để biếu tiền. Tôi lo rằng nếu tôi đưa ra thứ gì khác, giáo viên có thể sẽ không thích. Nếu tôi không cho gì, giáo viên có đối xử khác với con tôi không?” một cư dân mạng hỏi trên mạng xã hội.
Một người khác cho rằng không nên trao quà cho giáo viên dưới sự bảo trợ của hội phụ huynh. “Ai có tiền thì cứ tự tặng quà thôi. Tại sao phải yêu cầu mọi người tặng hết?”, một bình luận viết.
Trong một vụ việc xảy ra ở phía đông tỉnh Chiết Giang, một phụ huynh nói với truyền thông địa phương rằng anh đã nghi ngờ việc hội phụ huynh sử dụng quỹ lớp để mua quà cho giáo viên. Nhưng thay vì được giải quyết mối lo ngại, người bố này đã bị xóa khỏi cuộc trò chuyện nhóm của hội.
Tử Huy
Hy hữu gần nghìn học sinh được trường tặng tiền ngày 20/11
Mỗi học sinh Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên) đều được nhận 50.000 đồng để tổ chức liên hoan với thầy cô Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11."> -
Bình Phước triển khai chuyển đổi số với tinh thần '3 tăng cường', '5 đẩy mạnh' -
Liên thông thủ tục hành chính trên môi trường điện tử còn nhiều vướng mắcÔng Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu tại điểm cầu trực tuyến TP.HCM tại Hội nghị sơ kết 1 năm tháo gỡ 'điểm nghẽn' trong triển khai Đề án 06 và đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế. Ảnh: hcmcpv.org.vn Trong thời gian qua, TP.HCM đã chỉ đạo các đơn vị, sở, ngành thực hiện nhiều giải pháp đảm bảo nguồn nhân lực, kinh phí, trang thiết bị, hạ tầng công nghệ thông tin để triển khai các nhiệm vụ của Đề án 06, trong đó tập trung vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến.
Điển hình, tại kỳ họp thứ 15 vừa qua, HĐND TP.HCM đã thông qua chính sách miễn phí 5 loại hồ sơ thủ tục hành chính dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần gồm: lệ phí hộ tịch; lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; lệ phí đăng ký kinh doanh; lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất; lệ phí cấp giấy phép xây dựng. Việc này nhằm tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích và tạo thói quen cho người dân, doanh nghiệp khi làm thủ tục hành chính. Chính sách này được áp dụng từ ngày 29/5/2024 đến hết ngày 31/12/2025.
Tuy nhiên, theo ông Phan Văn Mãi, TP.HCM vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi triển khai các nhiệm vụ trong Đề án 06.
Trong đó, về dịch vụ công trực tuyến, việc liên thông thủ tục hành chính trên môi trường điện tử còn nhiều vướng mắc do thiếu các văn bản hướng dẫn chuyên ngành, như 2 nhóm thủ tục liên thông “Khai sinh – Khai tử” chưa có sự thống nhất giữa Luật Cư trú và văn bản triển khai thực hiện 2 nhóm liên thông về giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp.
Hay về việc thu thập dữ liệu công dân, một số trường hợp nhân khẩu có Giấy khai sinh trước năm 1975 nhưng không có tài liệu chứng minh theo Điều 11 của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, do đó không thể cập nhật trường thông tin “Quốc tịch” trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Chủ tịch UBND TP.HCM đề xuất ở lĩnh vực dịch vụ công trực tuyến, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an trao đổi với các bộ, ngành nghiên cứu giải pháp khi người dân nộp hồ sơ điện tử trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử của bộ, ngành, địa phương bằng tài khoản VNeID - tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử từ ngày 01/7/2024 theo chủ trương của Chính phủ - thì không cần phải ký số điện tử. Việc này giúp giảm bớt chi phí khi người dân sử dụng dịch vụ ký số, giảm bớt các thao tác khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công.
Bộ Công an cập nhật phần mềm liên thông "Đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú - trợ cấp chi phí mai táng" được chọn mối quan hệ chủ hộ đối với trường hợp xóa đăng ký thường trú chủ hộ.
Về thể chế, Văn phòng Chính phủ chỉnh sửa phụ lục 1 về việc bãi bỏ việc yêu cầu công dân đính kèm giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp (vì trái quy định của Luật Cư trú) khi thực hiện 2 thủ tục liên thông “đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi” trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Bộ Tư pháp tháo gỡ đối với các trường hợp Giấy khai sinh công dân có sử dụng những ký tự đặc biệt, Giấy khai sinh trước năm 1975 nhưng phần quốc tịch bỏ trống hoặc không có tài liệu chứng minh theo Điều 11 của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008.
Một đề xuất nữa cũng được lãnh đạo TP.HCM đưa ra là Văn phòng Chính phủ nâng hiệu năng Cổng thanh toán trực tuyến đảm bảo tốc độ phản hồi thông tin nhanh, không bị mất thông tin, đảm bảo chất lượng phục vụ người dân trong thực hiện các thủ tục hành chính toàn trình.
(Tổng hợp)
">